NGUỒN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH CÓ ĐƯỢC LẤY TỪ NGUỒN VỐN VAY ODA KHÔNG?

Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn vốn vay ODA không?

Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn vốn vay ODA không? Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những gì? Đây là câu hỏi của anh L.H đến từ Cà Mau.

Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là gì?

Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được giải thích tại khoản 9 Điều 3 nghị định 18/2019/NĐ – CP như sau:

Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là các hoạt động nhằm hạn chế hậu quả, loại bỏ tác động, ảnh hưởng của bom mìn vật nổ, khôi phục hoạt động bình thường ở khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là hoạt động công ích.

 

Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn vốn vay ODA không?

Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn vốn vay ODA không, thì theo Điều 7 nghị định 18/2019/NĐ – CP  như sau:

Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi).

2. Nguồn vốn các doanh nghiệp.

3. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Theo đó, nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn nêu trên trong đó có cả vốn vay ODA.

Ngoài vốn vay ODA thì nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn khác như:

– Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ưu đãi).

– Nguồn vốn các doanh nghiệp.

– Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những gì?

Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 31 nghị định 18/2019/NĐ – CP  như sau:

– Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

– Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

– Dữ liệu về các hoạt động quân sự đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

– Kết quả thực hiện các dự án điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

– Thông tin về việc phát hiện bom mìn vật nổ; các tai nạn, sự cố do bom mìn vật nổ sau chiến tranh gây ra;

– Thông tin về chương trình, kế hoạch, nguồn lực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của quốc gia và các địa phương;

– Thông tin về kết quả thực hiện dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức;

– Thông tin về hoạt động quản lý chất lượng các chương trình, dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;

– Dữ liệu về năng lực các tổ chức, đơn vị tham gia thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam;

– Dữ liệu về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

– Các thông tin khác có liên quan.

Hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 32 nghị định 18/2019/NĐ – CP  như sau:

Nguyên tắc hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.

2. Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ và tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ phi Chính phủ, viện trợ phát triển, đầu tư của nước ngoài nhằm hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.

4. Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế, vận động hỗ trợ quốc tế về lĩnh vực hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

5. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm; hợp tác đầu tư nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.