Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất giấy
Vai trò trọng yếu của ngành sản xuất giấy được thể hiện trong việc đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu. Trong xã hội, ngành này tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế khác như trồng rừng và khai thác gỗ, ngành chế biến… Đồng thời, ngành giấy cung cấp nhiều sản phẩm cho mục đích đa dạng: văn hoá xã hội, giáo dục, sản xuất, nghiên cứu…Ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Việt Nam là nước xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng cao cũng đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì. Theo đó, nhu cầu đầu tư thành lập các công ty sản xuất giấy cả vốn Việt Nam và nước ngoài theo đó mà tang theo. Tại bài viết này, công ty luật Mai Sơn tổng hợp các quy định liên quan đến thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất giấy để Quý khách hàng quan tâm tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Các Hiệp định ACIA, EVFTA, CPTPP;
- Luật Đầu tư 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất giấy
Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường khi thành lập công ty vốn nước ngoài sản xuất giấy
Quy định tại ACIA:
- Sản xuất giấy (kèm với phát triển nguồn nguyên liệu thô trong nước) (ISIC 2101):
- Các dự án/khoản đầu tư sản xuất trong những ngành này phải tuân thủ với các yêu cầu cụ thể về nguồn nguyên liệu trong nước, kỹ thuật, và/hoặc môi trường và/hoặc chất lượng mà có thể trái với điều khoản về đối xử quốc gia trong ACIA.
Quy định tại CPTPP:
- Phụ lục NCM II-VN-28: Sản xuất giấy
- Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì các biện pháp không phù hợp với Điều II.9.1.(h) đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành này.
Quy định tại EVFTA:
Phụ lục 8-B: Sản xuất giấy và các sản phầm từ giấy: không hạn chế.
Điều kiện về tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty sản xuất giấy
Theo các quy định tại các Hiệp định quốc tế Việt Nam là thành viên thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty sản xuất giấy không bị hạn chế tỷ lệ góp vốn Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn từ 1-100% vốn điều lệ công ty.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất giấy
Bước 01: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động sản xuất buộc phải có nhà xưởng đi thuê hoặc thuê đất của nhà nước trong các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo điều kiện sản xuất cũng như điều kiện về môi trường liên quan. Nếu thuê đất từ nhà nước thì cần thực hiện thêm chủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nếu các dự án không có sử dụng đất (không thuê đất trực tiếp từ nhà nước) và không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện luôn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư
- Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
- Nếu công ty đặt trụ sở ngoài khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Bước 02: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài
Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 03: Đăng bố cáo thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Bước 04: Khắc dấu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 05: Thực hiện các thủ tục để công ty đi vào sản xuất chính thức
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất!