Lệ phí thành lập công ty năm 2024
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, nhiều cá nhân mong muốn thành lập công ty và đó gần như là một xu thế được nhiều người hưởng ứng trong vài năm trở lại đây. Trong bài viết dưới đây, Luật Mai Sơn sẽ liệt kê tất cả các khoản chi phí, lệ phí doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi thành lập.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2020, 2023;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 74/2022/TT-BTC;
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP và Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Chi phí đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật hiện hành quy định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi thành lập một công ty, người sáng lập phải đăng ký kinh doanh, cụ thể chi phí để người sáng lập có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Thông tư 47/2019/TT-BTC như sau:
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm việc cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng, lệ phí này sẽ được miễn.
Chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Thời hạn thông báo công khai thông tin về nội dung doanh nghiệp không quá 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Theo quy định Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Phí công bố cho nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Con dấu doanh nghiệp là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên đó. Giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu không có thì xem như vô hiệu.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại điện.
Việc đăng ký con dấu là bước quan trọng trong quá trinh thành lập công ty. Phí đăng ký con dấu từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tuy vào loại con dấu và số lượng con dấu cần đăng ký.
Chi phí mua chữ ký số
Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu, có thể ở dạng văn bản, hình ảnh, video nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu. Chữ ký số là một phần không thể tách rời của hóa đơn điện tử và xác thực hóa đơn điện tử đó là của đơn vị nào phát hành.
Chi phí mua chữ ký số dao động từ 2.000.000 VND – 3.000.000 VND cho gói chữ ký số 3 năm phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
Hóa đơn điện tử doanh nghiệp
Hóa đơn điện tử là cụm từ thường gặp đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Từ ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP, theo đó kể từ ngày 01/07/2023, khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
Chi phí mua phần mềm hóa đơn điện tử dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 VND tùy vào đơn vị cung cấp.
Chi phí mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
Tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các giao dịch với ngân hàng, đối tác. Hiện nay, phần lớn các Chi cục Thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức nộp thuế điện tử để giảm thiểu tình trạng quá tải về thủ tục hành chính. Dù hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng nhưng mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vẫn là việc cần thiết đối với doanh nghiệp.
Các công ty phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Tùy thuộc vào ngân hàng mà công ty mở tài khoản sẽ có quy định phí duy trì số dư tối thiểu cho tài khoản VND hoặc tài khoản USD khác nhau, về cơ bản mức phí duy trì công ty cần đảm bảo sẽ là 1.000.000 VND (đối với tài khoản VND) và 50-100 USD (đối với tài khoản USD).
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài (hay thuế môn bài) là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài, có một số trường hợp được miễn lệ phí môn bài đối với những doanh nghiệp mới được thành lập hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh, cụ thể:
Miễn lệ phí trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:
- Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
- Trong thời gian miễn lệ phí, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Mức nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
- Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định như trên căn cứ vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi thành lập doanh nghiệp. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bảng tổng hợp các lệ phí thành lập công ty năm 2024
Nội dung | Lệ phí |
Chi phí đăng ký kinh doanh | 50.000 đồng/lần |
Chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp | 100.000 đồng/lần |
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp | 300.000 – 500.000 đồng (Tùy vào số lượng, loại con dấu) |
Chi phí mua chữ ký số | 2.000.000 – 3.000.000 đồng |
Hóa đơn điện tử doanh nghiệp | khoảng 2.000.000 đồng |
Chi phí mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng | Đối với tài khoản VND: Tối thiểu 1.000.000 VND |
Đối với tài khoản USD: Tối thiểu 50-100 USD | |
Lệ phí môn bài | Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm |
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm | |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm |
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Mai Sơn
Quý khách hàng sẽ được nhận những kết quả theo các gói hợp đồng dịch vụ pháp lý, mỗi khách hàng có những kết quả phụ thuộc vào thỏa thuận công việc thực hiện giữa hai bên. Đây là những kết quả thông thường khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Công tyluật Mai Sơn
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
- Dấu tròn công ty;
- Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: mở tài khoản, đặt in hoá đơn; Tư vấn đăng ký chữ ký số nộp thuế qua mạng.
- Hướng dẫn tư vấn các thủ tục kê khai thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội;
- Dịch vụ sau thành lập: tài khoản ngân hàng, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đặt in hoá đơn giá trị gia tăng;
- Hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình hoạt động;
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói;
- Tư vấn xây dựng website; logo, nhãn hiệu, các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp….
Trên đây là lệ phí thành lập công ty năm 2024. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu thành lập công ty, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất!