Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực được nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, để được kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định trong đó có quy định về việc đăng ký theo mã ngành nghề. Vậy mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm là gì, pháp luật quy định về mã ngành nghề này như nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Mai Sơn đưa ra bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018;
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Mã ngành nghề kinh doanh là gì ?
Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5. Thông thưong khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm
Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghe kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.
Theo đó, ngành nghề kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nghề được phép kinh doanh.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh. Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.
Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Vậy nên, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thực phẩm trước hết phải đăng ký mã ngành nghề.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm
Căn cứ Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, công ty/hộ kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với điều kiện để được thành lập:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
Đối với điều kiện để được hoạt động:
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn gọi là Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
- Đối với kinh doanh thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có Giấy xác nhận phù hợp theo quy định về an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và Giấy phép an ninh trật tự (nêu cần).
Theo Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và phải đáp ứng các điều kiện như trên để được hoạt động. Tuy nhiên, điều kiện trên không áp dụng với hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định, kinh doanh thức ăn đường phố.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 8 Chương VI của Nghị định này;
- Thực hiện ký cam kết với cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Ngoài ra, căn cứ Phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép án toàn vệ sinh thực phẩm tại Bộ/Sở Công Thương.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm
Mã ngành 4632 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:
Mã ngành | Nội dung kinh doanh thực phẩm | Lưu ý về mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm |
4632 | Bán buôn thực phẩm | Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột …
Loại trừ: Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn); Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phầm khác); Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 1102 (Sản xuất rượu vang). |
46321 | Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt | Nhóm này gồm:
Bán buôn thit gia súc, gia cầm tươi, đông lanh, sơ chế; Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm. Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống). |
46322 | Bán buôn thủy sản | Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua … ), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc … ), động vật không xương sống khác sống dưới nước. |
46323 | Bán buôn rau, quả | Nhóm này gồm:
Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép; Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép. |
46324 | Bán buôn cà phê | Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột. |
46325 | Bán buôn chè | Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate … ). |
46326 | Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột | Nhóm này gồm:
Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao …; Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc … và sản phẩm sữa như bơ, phomat …; Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột. |
46329 | Bán buôn thực phẩm khác | Nhóm này gồm:
Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng; Bán buôn dầu, mỡ động thực vật; Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác; Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh. |
Một số câu hỏi liên quan
Khi kinh doanh thực phẩm muốn làm hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.
- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên.
- Và các giấy tờ liên quan khác.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm làm ở đâu?
Làm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp bao gồm:
- Bộ Y tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm.
- Bộ/Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
- Bộ/Sở Công Thương.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất!